Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Đọc để biết cách chăm sóc nội thất ô tô và làm sạch ghế da

Ghế da xe hơi thường bị xuống màu, cũ, sần hoặc bị rách sau một thời gian sử dụng. Một chiếc xe sẽ không thể đẹp nếu nội thất bẩn hay cũ kỹ, nhất la xe có nội thất bằng da. Khi chăm sóc nội thất ô tô và ghế da, việc chăm sóc thực sự lại không đơn giản nếu như chủ xe muốn sở hữu nội thất như mới. Cách thức bảo vệ chăm sóc nội thất ô tô - http://daynghenoithatoto.vn/dao-tao-rua-va-cac-dich-vu-cham-soc-xe-hoi/ và “nuôi dưỡng” ghế da xe hơi cũng cần đúng kỹ thuật.
Chăm sóc nội thất ô tô, làm sạch ghế da bằng cách nào?


1. Kinh nghiệm chăm sóc ghế da xe hơi hiệu quả

1.1. Da ghế bị sờn, bạc màu, bong tróc

Nguyên nhân: Việc sử dụng hóa chất vệ sinh có nồng độ dung môi lớn (cồn..) hay tác động mạnh khi vệ sinh khiến bề mặt da ghế bị sờn, bạc màu hoặc bong tróc.
Cách vệ sinh: Bạn nên lau chùi vệ sinh bề mặt da bằng vải mềm. Sử dụng dung dịch vệ sinh pha loãng với nước ấm 30 độ C. Không vệ sinh da ghế khi nhiệt độ trong xe cao. Không vệ sinh bằng vải thô cứng hoặc bàn chải.

1.2. Bề mặt da ghế bị trầy xước, rách

Nguyên nhân: Da ghế có thể bị va chạm với vật sắc nhọn (VD: chìa khóa, khóa quần…). Cũng có thể da ghế bị trầy xước do thú cưng cào (như chó, mèo).
Cách phòng tránh: Tránh sử dụng hoặc để các vật sắc nhọn tiếp xúc với ghế da. Tránh để thú cưng trên xe.

1.3. Bề mặt da ghế bị xù lông

Nguyên nhân: Có thể do việc vệ sinh bằng máy hút bụi có công suất lớn. Tình trạng da ghế ẩm ướt trong thời gian dài.
Cách phòng tránh: Tránh sử dụng máy hút bụi có công suất lớn vệ sinh da ghế (đặc biệt da ghế có bấm lỗ). Tránh để da ghế bị ẩm ướt trong thời gian dài. Không ngồi lên ghế sau khi tắm biển (quần áo còn ướt).

1.4. Bề mặt da ghế bị nhăn, phồng, rộp

Nguyên nhân: Có thể do việc tì, quỳ, đứng trên ghế, sức nặng của người khiến da ghế bị nhăn hoặc xô. Việc đặt đồ vật nặng lên ghế, để xe trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong 1 thời gian dài cũng dẫn đến tình trạng nói trên.
Cách phòng tránh: Tránh tì, quỳ, đứng trên ghế. Tránh đặt đồ vật nặng lên ghế.

1.5. Bề mặt da ghế bị ố bẩn

Nguyên nhân: Do khi sử dụng, chủ xe để rơi vãi thức ăn, chất lỏng có màu lên ghế (VD: trà, coffee…). Vết bẩn lưu lại quá lâu trên bề mặt da ghế. Nguyên nhân khác là do cao su, chất dẻo, nhựa, keo khi gặp nhiệt độ cao sẽ chảy và dính vào bề mặt da.
Cách phòng tránh và vệ sinh: Tránh làm rơi đổ chất lỏng có màu lên bề mặt da ghế. Khi da ghế bị bẩn, tiến hành vệ sinh ngay, tránh để lâu vết bẩn sẽ khó vệ sinh.

2. Lưu ý khi vệ sinh ghế da, chăm sóc nội thất ô tô

Ghế ngồi trên ô tô bằng da sau nhiều năm sử dụng sẽ bị xuống cấp, nếu không được chăm sóc định kỳ có thể tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây ra các căn bệnh về hô hấp cho người sử dụng.
Ghế bọc da thường đắt tiền và bền bỉ hơn ghế nỉ, tuy nhiên sau khoảng 3 năm sử dụng, lớp phủ tạo độ bóng cũng như lớp bảo vệ bề mặt da ghế sẽ bị mòn dần. Bên cạnh đó, một số thói quen xấu của người dùng ô tô hàng ngày dễ làm ghế da dễ bị ố bẩn xuống cấp.
Để tẩy hết những vết lóng ố trên ghế, đồng thời giữ cho bề mặt da ghế luôn mềm mại, êm ái, tạo được độ bóng,… cần vệ sinh đúng cách với các dung dịch chuyên dụng chứ không đơn thuần chỉ lau chùi bằng nước sạch.
Theo lời khuyên của các kỹ thuật viên chuyên chăm sóc nội thất ô tô, người dùng cần vệ sinh bảo dưỡng ghế da sau khoảng 3 tháng sử dụng để giữ bề mặt da ghế luôn mềm mại, đạt độ bóng cần thiết, tăng giá trị cho chiếc xe.
>>XEM THÊM: http://chamsocxehoidanang.blogspot.com/2019/09/huong-dan-cach-cham-soc-noi-that-xe-hoi.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét