“Nghèo thì nghèo cũng phải cho thằng cu Tèo đi
học”, tâm lý cố gắng vươn lên của người Việt trong hoàn cảnh đói khổ trước đây
là điều hết sức tuyệt vời. Và dường như tâm lý này vẫn áp dụng cho đến ngày
nay, trong việc mua sắm xe hơi. Nhiều người cho rằng chỉ vì sĩ diện mà người Việt
đua nhau mua xe ô tô tại Hyundai Đà Nẵng dù giá xe đắt gấp 3 lần thế giới. Tuy nhiên thực tế mua xe
có lợi hơn rất nhiều so với thuê xe hoặc đi taxi.
Trong thời gian qua,
trên các diễn đàn, mạng xã hội xảy ra nhiều tranh cãi xung quanh chủ đề “Người
Việt sĩ diện khi mua xe hơi”. Họ đưa ra nhiều lập luận, dẫn chứng để chứng minh
cho quan điểm của mình là đúng. Dưới đây là những lập luận thường thấy:
Thứ nhất: Việt Nam
có giá xe hơi đắt gấp 3 lần ở Mỹ.
Thứ hai: Thuê xe
hơi hoặc đi taxi sẽ rẻ hơn chi phí mua xe.
Thứ ba: Hạ tầng
giao thông Việt Nam không phù hợp với xe hơi.
Ngoài ra, còn rất nhiều
lý do được những người này đưa ra để bảo vệ quan điểm của mình.
Ý kiến này gây ra những
luồng quan điểm trái chiều. Nhiều người đồng tình nhưng số phản đối cũng không
ít. Vậy, những người trong cuộc nhận xét gì về điều này?
Người
Việt nghèo nhưng thích mua xe hơi đắt
Theo số liệu của VAMA,
trong 10 mẫu xe bán chạy nhất tại Việt Nam năm 2016 chỉ duy nhất Kia
Morning có mức giá “có thể mơ ước” cho hầu hết mọi người ở tầng lớp trung lưu với
giá hơn 400 triệu đồng. Còn các mẫu xe còn lại có giá dao động từ 600 triệu đến
trên 1 tỷ đồng. Với chiếc xe bán chạy nhất năm 2016, Toyota Vios cũng
có giá lên đến gần 630 triệu đồng.
Theo tính toán, mức giá
trung bình mà người Việt bỏ ra để mua xe hơi là 764,5 triệu, nghĩa là với khoảng
17,5 năm không ăn tiêu mới đủ tiền mua xe hơi. Nhưng thực ra con số gần 800 triệu
này còn cách rất xa khả năng của người Việt, trong mức khả thi 400 triệu thì ít
người nghĩ tới.
Trong số những người
mua xe hơi giá từ 700 triệu đến cả tỷ kia, liệu có phải tất cả tiền đều trả bằng
tài khoản chính chủ, hay có trả góp thông qua ngân hàng. Dù chưa có con số thống
kê chính xác, tuy nhiên theo đánh giá sơ bộ thì với 10 người mua ô tô thì có tới
8 người mới chỉ có khoảng nửa tiền, nhưng họ vẫn muốn mua những chiếc xe
có giá tương đối cao.
Nhiều xe “ế” vì
giá rẻ
Có quy mô nhỏ hơn nhiều
so với các nước khác trong khu vực cũng như thế giới nhưng thị trường ô tô Việt
Nam có những đặc điểm rất khác biệt và được nhiều hãng xe sang đánh giá là miền
đất hứa dù thu nhập bình quân của người dân không cao.
Khảo sát thực tế trên
thị trường cũng như trong dư luận cho thấy một nghịch lý đang tồn tại trong
thói quen tiêu dùng của người Việt đó là thích xem xe giá rẻ nhưng khi mua chỉ
chọn xe giá đắt. Nghịch lý này từng khiến nhiều hãng xe “ngã ngửa” và vỡ kế hoạch
vì dự đoán chưa thật chính xác. Trên thực tế, mọi thông tin liên quan đến các mẫu
xe giá rẻ luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ lúc bắt đầu xuất hiện dưới dạng
tin đồn trên các diễn đàn xe, trên báo chí tới lúc những dòng xe đó thực sự hiện
hữu ở các showroom. Tuy nhiên, xe giá rẻ thường chỉ để xem còn để mua người
tiêu dùng lại có xu hướng chọn dòng xe đỡ rẻ hơn.
Chẳng hạn, khi tung ra
thị trường mẫu Camry bản 2012, Toyota Việt Nam đã bổ sung phiên bản
2.0 E và đặt ra nhiều kỳ vọng cho bản giá mềm này. Thế nhưng, thực tế bán hàng
sau hơn 1 năm cho thấy dự đoán về sự ăn khách của bản 2.0E là hoàn toàn sai,
người tiêu dùng thích thú quan tâm tới phiên bản giá mềm này nhưng lại quyết định
mua bản đắt hơn là 2.5G hoặc 2.5V.
Tương tự, trong hơn 2
năm có mặt trên thị trường mẫu sedan và hatchback hạng nhỏ Ford Fiesta khá
ăn khách. Tuy nhiên, trong 3 phiên bản xe được bán, phiên bản giá rẻ nhất 1.4
lít và cũng là được kỳ vọng nhất lại ế nhất và sớm bị khai tử. Kịch bản tương tự
cũng xảy ra với mẫu Ford Focus, Mazda2 và nhiều mẫu xe khác.
Nghịch lý này khiến nhiều
hãng xe bị “hớ”, phải đổi kế hoạch sản xuất và thậm chí lao đao vì ế. Chẳng hạn Ford
Việt Nam phải tăng mạnh sản lượng bản Fiesta 1.6 lít đồng thời hạ giá đẩy
hàng tồn cho bản 1.4 lít.
Nguyên
nhân vì sao?
Có rất nhiều lý do để
người Việt lựa chọn những chiếc xe có giá thành tương đối lớn, tuy nhiên chúng
ta có thể điểm danh một số nguyên nhân chủ yếu sau đây.
Giá xe cao. Thực tế
giá xe Việt Nam vẫn quá cao so với mặt bằng chung của thế giới do các vấn
đề về thuế, phí. Vì vậy, người Việt đáng lý ra mua được chiếc xe ấy với giá rất
rẻ tại nước ngoài nhưng về Việt Nam lại thành đắt.
Tiêu chí an toàn. Người
Việt có tư tưởng một lần mua thì mua cái cho tốt, mua xe ít tiền sợ không an
toàn, dễ hư hỏng lại khiến chi phí bảo trì, bảo dưỡng, sữa chữa thêm tốn kém.
Xe cho cả gia đình. Người
Việt không mua xe tại Hyundai Sông Hàn phục vụ nhu cầu mỗi cá nhân như ở các nước phát triển xe hơi
khác. Một người mua xe là chở cả gia đình vợ chồng con cái, ông bà. Do đó, xe
bé đôi khi bất tiện vì không gian nội thất cũng như khoang hành lý hạn chế.
Đường sá, công trình phụ
trợ chất lượng thấp. Những con đường ở Việt Nam hay hỏng hóc, đào lên lấp xuống,
ổ voi ổ gà nhiều, về quê thì như đi off-road, những xe nhỏ đôi khi không đáp ứng
được nhu cầu máy đủ khỏe, lốp đủ lớn, gầm đủ cao để mang lại cảm giác an toàn
cho người sử dụng.
Tâm lý bán lại. Sau khi
đã tích lũy một khoản tiền tương đối người ta nghĩ tới mua xe. Lúc này chiếc xe
là tài sản lớn, do đó tâm lý hoàn toàn bình thường là không muốn mất giá quá
nhiều, nên xe đắt chút nhưng sau này bán lại “có tấm có món” để đổi xe hoặc làm
việc khác.
Thể hiện giá trị bản
thân. Một chiếc xe có giá 700-800 triệu nói ra cho người khác sẽ cảm thấy
“oách” hơn nhiều so với xe có 300-400 triệu. “Xe có 400 triệu thôi ấy mà”, sắc
thái khác hẳn câu “Xe 800 triệu đó”.
Nghịch lý khi mua ô tô
tại Hyundai Sông Hàn của người Việt, mời bạn xem tại đây: https://dochoixehoidanang.wordpress.com/2017/04/21/nghich-ly-khi-mua-o-to-tai-hyundai-song-han-cua-nguoi-viet/